Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Với mục tiêu mang đến kiến thức và kỹ năng thiết thực về xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu dưỡng chất, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đã tổ chức workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”. Sự kiện thu hút sự tham gia của giảng viên, giáo viên, nhân viên, học sinh và sinh viên Nhà trường, cùng hướng tới một lối sống lành mạnh và bền vững hơn.
Workshop tập trung vào các yếu tố cốt lõi trong dinh dưỡng, bao gồm việc thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng nguồn dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật liên quan đến chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm an toàn. Qua đó, người tham gia được cung cấp những kiến thức hữu ích về cách duy trì chế độ dinh dưỡng tối ưu nhằm giảm thiểu rủi ro sức khỏe.
“Một trong những mục tiêu lớn nhất của dinh dưỡng là nâng cao sức khỏe”
Góp mặt tại hội thảo, BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TPHCM, Giáo sư thỉnh giảng Queensland University of Technology Australia trình bày báo cáo “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe & Phòng bệnh không lây nhiễm”. Báo cáo tập trung vào vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe và các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa bệnh tật.
BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp chỉ ra rằng sức khỏe chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, lối sống, dinh dưỡng và vận động. Những thói quen không lành mạnh như sử dụng điện thoại trước khi ngủ, ăn nhanh, ăn nhiều, hay uống ít nước có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người làm việc văn phòng. Để cải thiện sức khỏe, bác sĩ Diệp khuyến nghị duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, bao gồm đầy đủ 6 nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, béo, rau, trái cây và sữa.

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Hàm lượng kilocalorie trong một số thực phẩm được BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp so sánh với lượng kilocalorie trung bình một ngày người trưởng thành dung nạp theo khuyến cáo

Tổng hợp các nghiên cứu, BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp cho rằng 1800 kcal là năng lượng mà trung bình nữ giới trưởng thành cần nạp cho một ngày. Con số này ở nam giới trưởng thành là 2200 kcal và sẽ tăng lên theo mức độ hoạt động thể lực. Những chỉ số cần hấp thụ của mỗi nhóm thực phẩm cũng được bác sĩ Diệp khuyến cáo trong hội thảo, như cần ăn 400gr rau xanh hay không ăn quá 5gr muối mỗi ngày.
Dinh dưỡng cho sức khỏe bền vững
Mang đến hội thảo báo cáo “Xu thế dinh dưỡng hiện nay”, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Nguyên Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM giới thiệu những xu hướng dinh dưỡng mới nhất và cách thực hành dinh dưỡng bền vững để đảm bảo sức khỏe lâu dài.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt, thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn có vai trò quan trọng trong việc phục hồi năng lượng, cải thiện tâm trạng, bảo vệ và điều hòa các chức năng cơ thể. Khi nhu cầu dinh dưỡng được đáp ứng đầy đủ, cơ thể sẽ hoạt động hiệu quả và có khả năng tự phục hồi khi bị tổn thương hoặc lạm dụng.
Dẫn chứng mô hình “Đĩa thức ăn bổ dưỡng” theo nghiên cứu của Đại học Harvard, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn đa dạng. Bà Nguyệt giải thích rằng, trong protein động vật có nhiều acid amin thiết yếu mà protein thực vật không có và ngược lại, từ đó làm rõ lý do cần bổ sung phong phú các loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Bên cạnh ăn uống đủ chất, tập thể dục thì hít thở chủ động qua các hoạt động yoga hay thiền cũng là một yếu tố quan trọng để “nạp” dinh dưỡng cho cơ thể được PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt đề cập

Điểm nhấn trong báo cáo của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt chính là khái niệm dinh dưỡng cho sức khỏe bền vững, không chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà còn mở rộng đến sự bền vững của hệ sinh thái và nguồn tài nguyên. Bà Nguyệt nhấn mạnh, việc thay đổi những thói quen ăn uống, như giảm lãng phí thực phẩm, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và đồ nhựa dùng một lần, không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Người tham gia được chuyên gia giải đáp các thắc mắc trực tiếp tại hội thảo

Phần giao lưu hỏi đáp trực tiếp với các chuyên gia cũng là một điểm sáng của workshop. Người tham dự đã có cơ hội đặt câu hỏi và được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cá nhân, nhận được những lời khuyên thiết thực để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với lối sống và nhu cầu riêng.
Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe” không chỉ là cơ hội để cập nhật kiến thức dinh dưỡng mà còn giúp xây dựng một cộng đồng gắn kết, hướng đến lối sống khỏe mạnh, hạnh phúc.
Một số hình ảnh nổi bật tại hội thảo:

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Workshop “Dinh dưỡng nâng cao sức khỏe”: Kiến thức vàng cho sức khỏe toàn diện

Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội của bạn